Đảm bảo chất lượng phần mềm

Trước những thách thức trong quá trình phát triển phần mềm, việc đảm bảo chất lượng phần mềm (Software Quality Assurance-SQA) là hết sức quan trọng, đòi hỏi phải nghiên cứu một cách nghiêm túc để thực thi hiệu quả. Tài liệu này cung cấp những kiến thức cơ bản về chất lượng phần mềm, đảm bảo chất lượng trong một dự án phát triển phần mềm. Qui trình xây dựng hệ thống đảm bảo chất lượng phần mềm cũng được trình bày trong nội dung bài giảng. Qua đó, sinh viên hiểu được cách thức xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng phần mềm và vai trò của những thành viên trong hệ thống. Một số chuẩn đảm bảo chất lượng cũng được giới thiệu trong những chương cuối. Thông qua nội dung bài giảng sinh viên cũng sẽ nắm được kỹ năng rà soát và kiểm thử phần mềm.

Tài liệu được soạn phần lớn dựa trên cuốn sách Software Quality Assurance From Theory to Implementation của Daniel Galin và một số tài liệu về kỹ nghệ phần mềm, nhằm hỗ trợ cho sinh viên gặp khó khăn khi đọc các tài liệu nguyên gốc tiếng Anh.

Đảm bảo chất lượng phần mềm


Nội dung bài giảng được xây dựng trong bảy chương:

Chương 1. Khái niệm về chất lượng phần mềm và các yếu tố chất lượng phần mềm

Những khái niệm mở đầu của tài liệu được giới thiệu trong chương 1. Bắt đầu với khái niệm phần mềm, chất lượng phần mềm và đảm bảo chất lượng phần mềm, phần tiếp theo phân tích các yếu tố chất lượng phần mềm.

Chương 2. Các thành phần chất lượng phần mềm tiền dự án

Chương này trình bày những nội dung liên quan đến những thành phần đảm bảo chất lượng phần mềm tiền dự án bao gồm việc rà soát hợp đồng, kế hoạch phát triển dự án phần mềm và kế hoạch chất lượng phần mềm.

Chương 3. Các thành phần SQA trong vòng đời dự án

Chương 3 đề cập đến các thành phần đảm bảo chất lượng phần mềm trong vòng đời dự án phần mềm. Những nội dung được trình bày trong chương này bao gồm : phân tích một số mô hình phát triển phần mềm phổ biến, các phương pháp rà soát, bảo trì phần mềm và các công cụ CASE. Riêng kiểm thử phần mềm là bước quan trọng sẽ được trình bày riêng ở chương 4.

Chương 4. Kiểm thử phần mềm

Chương 4 đề cập đến kiểm thử phần mềm. Những nội dung được trình bày trong chương này bao gồm : khái niệm cơ bản, các mức kiểm thử, các kỹ thuật kiểm thử, và quá trình kiểm thử.

Chương 5. Phân loại các phần mềm phục vụ kiểm

Chương 5 đề cập đến các loại thành phần được dùng trong kiểm thử phần mềm. Những nội dung được trình bày trong chương này bao gồm : các phần mềm phục vụ kiểm thử và thư viện JUnit được sử dụng rộng rãi trong kiểm thử đơn vị cho ngôn ngữ lập trình Java.

Chương 6. Các thành phần cơ bản của chất lượng phần mềm

Các thành phần cơ bản của chất lượng phần mềm bao gồm các thủ tục (procedure), chỉ dẫn (instruction), khuôn mẫu (templates), checklists (danh mục kiểm tra). Đó chính là nội dung được trình bày trong phần đầu của chương 6. Phần tiếp theo sẽ trình bày các hoạt động đảm bảo chất lượng phần mềm khác như : đào tạo và cấp chứng chỉ, ngăn ngừa và sửa lỗi, quản lý cấu hình và kiểm soát tài liệu.

Chương 7. Các thành phần quản lý chất lượng phần mềm

Ngoài yếu tố kỹ thuật, trong các dự án phát triển phần mềm hiện đại, yếu tố quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng. Chương 7 trình bày các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng phần mềm như : điều khiển tiến độ dự án, độ đo chất lượng phần mềm, chi phí chất lượng phần mềm.

Chương 8. Các chuẩn, chứng chỉ và hoạt động đánh giá

Chương này đề cập tới các chuẩn quản lý chất lượng như ISO 9001 và ISO 9000-3, CMM và CMMI và các chuẩn tiến trình dự án như IEEE/EIA Std 12207, IEEE Std 1012, IEEE Std 1028.

Chương 9. Tổ chức để đảm bảo chất lượng

Trong những tổ chức lớn, quản lý nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định sự thành công. Chương 9 đề cập đến các tác nhân tham gia vào hệ thống đảm bảo chất lượng phần mềm, vai trò, trách nhiệm của mỗi tác nhân được phân tích cụ thể trong từng đề mục của chương.


Phụ lục
Trình bày về các lỗi thường gặp khi viết chương trình.

TẢI MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY



Mua cho tôi ly cafe bạn nhé. Cảm ơn bạn!
Donate

Đăng nhận xét

0 Nhận xét